Triều Konbaung
Triều Konbaung

Triều Konbaung

Triều Konbaung (tiếng Myanma: ကုန်းဘောင်ခေတ), còn được gọi là Đệ tam Đế chế Miến Điện và trước đây được gọi là vương triều Alompra, hoặc vương triều Alaungpaya, là triều đại cuối cùng cai trị Miến Điện từ 1752 đến 1885. Đây là đế chế lớn thứ hai trong lịch sử Miến Điện và tiếp tục cải cách do triều Toungoo bắt đầu, đặt nền móng cho nhà nước Miến Điện hiện đại. Tuy nhiên các cải cách tỏ ra không đủ để ngăn chặn sự phát triển của người Anh, quốc gia đã đánh bại người Miến Điện trong cả ba cuộc chiến tranh Anh-Miến kéo dài sáu thập kỷ (1824–1885) và kết thúc chế độ quân chủ hàng thiên niên kỷ của Miến Điện vào năm 1885.Một triều đại bành trướng, các vua Konbaung tiến hành các chiến dịch chống lại Manipur, Arakan, Assam, vương quốc Mon của Pegu, vương quốc Xiêm Ayutthaya, và triều đại nhà Thanh của Trung Quốc - theo cách đó đã thiết lập ra Đệ tam Đế chế Miến Điện. Qua các cuộc chiến tranh và hiệp ước sau này với người Anh, nhà nước Miến Điện hiện đại có biên giới hiện tại có nguồn gốc từ những sự kiện này.Trong suốt triều đại Konbaung, kinh đô đã được di dời nhiều lần vì các lý do tôn giáo, chính trị và chiến lược.

Triều Konbaung

Đơn vị tiền tệ kyat (từ 1852)
Dân số  
• Nhà Thanh xâm lược 1765–1769
• 1878–1885 Thibaw (cuối cùng)
Thời kỳ Thời kỳ cận đại
• Chiến tranh Anh–Miến 1824–1826, 1852, 1885
• 1824[1] 3,000,000
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Miến Điện
Thủ đô Shwebo (1752–1760)
Sagaing (1760–1765)
Ava (1765–1783, 1821–1842)
Amarapura (1783–1821, 1842–1859)
Mandalay (1859–1885)
Quân chủ  
Tôn giáo chính Phật giáo Thượng tọa bộ, Phật giáo
Chính phủ Quân chủ
• Chiến tranh với Xiêm 1760–1854
• 1826 584.000 km2
(225.484 mi2)
• Tái thống nhất Miến Điện 1752–1757
• Kết thúc vương triều 29 tháng 11 1885
Lập pháp Hluttaw
• 1752–1760 Alaungpaya (đầu tiên)
• 1852 470.000 km2
(181.468 mi2)
Diện tích  
• Thành lập vương triều 29 tháng 2 1752
• 1875 460.000 km2
(177.607 mi2)